NHỮNG TÁC PHẨM CỦA TÁC GIẢ: THÁI TOẢN

LÀNG BÊN NGÃ BA SÔNG
Dẫu biết quy luật xây dựng là để phát triển, nhưng 20 năm qua, kể từ ngày huyện Quảng Ninh về nơi "Đò xưa bến cũ", làng Trần Xá nằm bên ngã ba sông Kiến Giang- Đại Giang- Nhật Lệ từng bước đổi thay, phát triển hơn nhiều.
Hồi còn nhỏ, tôi thường nghe ông ngoại và ba cụ cao niên khác trong làng ngồi uống trà buổi sáng nhàn đàm về sự hình thành của làng. Các cụ hết lời tâm phục khẩu phục các bậc tiền liệt, khai khẩn các họ Võ Văn, Đỗ, Nguyễn Mậu, Hoàng rồi đến sau đó các họ Nguyễn Đức, Nguyễn Văn, Võ Hữu, Phạm, Trần Quang... khoảng 540 năm về trước trong đoàn quân nam chinh đã khai canh, định cư lại nơi đây sinh cơ lập nghiệp, hình thành cư dân làng Trần Xá. Nằm bên ngã ba sông: Kiến Giang, Đại Giang, Nhật Lệ và bên kia sông là dãy Trường Sơn, làng Trần Xá xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh muôn đời được núi sông ôm ấp chở che. Nếu ai có dịp qua rú ngang, trèo lên Đôộng Trửa với độ cao chừng 250m, nhìn về nơi ngã ba sông, mới cảm nhận được vẽ đẹp của miền quê này. Sông Kiến Giang và sông Nhật Lệ muôn đời như dải lụa xanh mượt vắt qua làng Trần Xá mang nặng hồn quê. Ông Nguyễn Bá Tuynh nghe ông nội kể, lúc mới khai sinh, làng Trần Xá được ngài thủy tổ họ Võ Văn chọn vùng đất ở phía bắc của làng hiện nay để định cư, làng được nằm dăng ngang theo hướng đông- tây. Về sau, ngài Đỗ Kim Quy- thủy tổ họ Đỗ là người giỏi thuật phong thủy, chọn vùng cát địa(đất tốt) vận động dân làng dời lên, định cư bên ngã ba sông cho đến ngày nay. Để chống xói lở và theo thuật phong thủy, các ngài thủy tổ cho dân làng lấy đá kè dọc bờ sông và cho đầu nhọn của đá chỉa ra phía ngoài sông. Làng quay mặt về hướng tây nam là hướng hỏa nên các ngài cho đào ao chứa nước dọc theo các đường trôổng. Làng có hồ nước không đào sâu nhưng nước luôn ngọt ngào, mát trong; quanh năm suốt tháng, kể cả nắng hạn găy gắt hồ vẫn không khô nước, Ngoài ra, trong làng còn có giếng Thùng, giếng Đa, giếng Chùa, có đình làng bên bờ Nhật Lệ, có chùa ở dưới làng, có miếu thờ các vị thần làng...Qua bao cuộc bể dâu, chìm nổi, đất làng Trần Xá không những không bị xói lở mà ngày càng được bồi trúc tốt tươi. Từ buổi sơ khai, làng có 4 dòng họ mà đến tận bây giờ làng có 21 họ lớn nhỏ không thiếu, không dư. Các họ tộc mỗi năm một sinh thêm con đàn cháu lũ, làng xóm nhộn nhịp sum vầy.
14
Ngày xưa, làng Trần Xá còn được gọi Kẻ Tràn, sau đó đổi tên làng Nhà Tràn. Cho đến nay, nhiều bậc cao niên ở các huyện trong tỉnh hay ngoài tỉnh, nếu nói làng Trần Xá chắc gì đã biết, nhưng hễ nói ở làng Nhà Tràn thì họ "à, à, biết" ngay.
Thời phong kiến, sau khi thôi làm quan dưới triều vua Tự Đức, về làng ông quan Đề tổ chức họp dân, lập hương ước, quy định nếp sống làng quê, nêu ý muốn làng cần phải làm một con đường rộng, chạy dọc làng. Đường được lướt đá liếp khai thác trên Bến Tiêm, thượng nguồn sông Đại Giang. Để bảo vệ con đường, Quan Đề đưa ra quy định, nếu trâu bò ai đi trên đường đá thì phải chịu phạt theo hương ước, cả làng đồng thuận. Vài ngày sau, quan bảo người chăn trâu của Quan lừa một con trâu đực to béo cho đi trên đường. Nhiều người dân bắt gặp, chạy đến nhà Quan thưa chuyện, Quan bảo trâu của Quan mà đi trên đường thì phải chịu phạt nặng hơn trâu của dân, phải bắt làm thịt cả làng cùng ăn để chứng kiến. Với việc làm của Quan Đề, từ đó về sau không hề có một con trâu, con bò nào của dân đi trên con đường làng. Mặt khác, để ngăn chặn những trường hợp con gái trong làng không chồng mà cũng có con, Quan nêu quy định, nếu chị em nào không lấy chồng mà có thai thì phải chịu lên Bến Tiêm, khai thác một hòn đá hình chữ nhật, cở như đá lướt trên đường, đưa về lướt thay thế hòn nào bị hư hỏng. Để ghi nhớ công lao của Quan Đề, làng Trần Xá đặt tên con đường đó là đường Quan, tên đường được gọi cho đến ngày nay, mặc dù đường Quan nay đã được bê tông rộng, đẹp...
4
Trong những năm 1947, 1948, từ Đồng Hới, thực dân Pháp đã càn lên Trần Xá, cho xây tại đây 4 lô cốt trong làng và 2 lô cốt ngoài cồn nổi ở ngã ba sông để án ngự, chiếm giữ, phong tỏa. Những năm chiến tranh chống Mỹ, giữa ngã ba sông Trần Xá và dọc sông Nhật Lệ, Kiến Giang, bọn Mỹ ném thủy lôi xuống dày đặc, dân làng phải đối mặt với thủy lôi, đạn bom chà xát, làng xóm xác xơ, hoang lạnh. Thế nhưng, cũng như bao miền quê khác trên dãi đất hẹp miền trung, trên dãi đất hình chữ S, chiến tranh càng làm cho con người chúng ta bền bĩ, kiên trung, vững vàng và hôm sớm bên nhau.
Nước ngoài sông có lúc xuống, lúc lên nhưng người Trần Xá vẫn mãi mặn mòi, sương gió; vẫn mãi ra sông ngắm núi Thần Đinh đa Phật sừng sững ở phía tây nam và núi Đầu Mâu đa Tiên chót vót xa tít chân trời phía tây để càng rõ hơn làng quê thanh khiết đa mang.
Hai mươi năm qua, kể từ ngày huyện Quảng Ninh tái lập, cùng với sự nghiệp đổi mới, làng Trần Xá như có gió mát từ nước sông thổi vào, có thêm sinh khí, sức sống trẻ tươi. Đời nào cũng vậy, dải đất bên ngã ba sông này luôn sinh ra nhiều người con năng động, luôn biết tìm hướng làm giàu cho gia đình và giúp đỡ bà con làng xóm. Năm 1996, khi nghề nuôi tôm ở trong huyện, ngoài huyện Quảng Ninh bắt đầu khởi động, vùng đất Cồn Hà nhiễm mặn của Trần Xá phía bên kia sông Nhật Lệ bấy lâu chỉ biết trồng sắn, trồng khoai với năng suất không đáng kể, lại bấp bênh cũng đã được các ông Nguyễn Đức Nghĩa, Nguyễn Đức Đơ vận động 4 hộ dân đấu thầu, đào ao hồ nuôi tôm. Ông Nguyễn Đức Đơ, sau gần 30 măm bụi phấn vương vấn mái đầu, vừa giã từ bục giảng đã nhúng tay vào nghề "nuôi tôm". Làng Trần Xá, ai lạ gì đức tình hiền lành, vui vẽ và siêng năng, chịu khó cở "không có đối thủ" của ông Đơ. Thời năm 1987, nhiều dân "sơn tràng" đã kể, có lần, kỳ nghĩ hè, thầy Đơ đang bị đau sốt rét mà vẫn xin mấy người đi làm "săng"(gỗ) ở "rú trên"(rừng thượng nguồn sông Long Đại). Đẽo săng xong, đỡ lên vai không tài nào nổi, thầy nhờ mọi người đỡ lên, hai chân chạng qua chạng lại, lắc lư, cứ thế mà thầy Đơ vác phác săng đó ra tận bến sông. Còn nói chuyện thầy đi trầm hương, trước chuyến đi đầu tiên của kỳ nghỉ hè, sáng nào mọi người cũng thấy thầy Đơ mang trên vai một ba lô gạch tập đi bộ lên xuống dọc đường Quan khoảng ba, bốn tiếng đồng hồ để làm quen với cùi gạo, thức ăn, áo quần, chăn màn và dụng cụ khai thác...
4d9da3bdb05d55030c4c

Nuôi tôm, vợ chồng ông Đơ, bà Thí như cặp uyên ương "tìm thêm quả ngọt". Ông Đơ đã làm thì khỏi phải bàn, ai cũng nễ, ông dãi dầu nắng mưa, hôm sớm. Mới đầu tháng năm mà người ông như có hắc ín nhuộm vào, tóc thì đừng có hỏi, xờm lên như "đống rơm khô" lâu ngày không ẩm ướt. Ông Đơ nói, đã làm việc gì chúng ta cũng phải chịu khó, biết học hỏi, năng động và phải nắm chắc kỹ thuật. Ngoài ra, nghề nuôi tôm phải chấp nhận vất vã, nếu không hội đủ các đức tính, yếu tố đó sợ rằng "tiền mất tật mang", bỏ vốn ra nhiều mà mất mùa tôm thì đắng lắm. Tôi hơi đùa, nghe nói vụ đầu ông "bắt cá"? Ông cười toáng lên- có chứ. Đời nào, mới đầu con tôm giống thì nhỏ li ti mà những tấm sáo chắn ở cửa cống mình lại bện to, thưa nên con tôm trong hồ nó thản nhiên lọt sáo ra ngoài, cá nhỏ ngoài sông, ngoài hói thì lại chui vô; mình không để ý, cứ thế cá trong hồ lớn lên. Vậy là cuối vụ tui thu hoạch cá. Khà khà khà.
4 1
Ngoài vụ đó, các vụ khác được mùa chứ! Ông lại cười, được chứ. Những năm nuôi tôm sú bán thâm canh ở Cồn Hà( hay Hói Hà), hầu hết tui đều có lãi từ 20 triệu đến 30 triệu đồng mỗi vụ. Đó là tui nuôi còn ít. Có vụ, thằng Nguyễn Đức Tuyến, cháu tui thu lãi trên 100 triệu đồng, anh Nguyễn Văn Đường lãi 140 triệu đồng... Với nuôi tôm, đất nhiễm mặn ở Cồn Hà làm ra khối tiền. Nhờ nuôi tôm ở Cồn Hà, các hộ gia đình đều khấm khá nhiều, có của ăn của để. Thằng Bình, thằng Tuyến làm được nhà cao tầng và mua sắm nhiều tiện nghi khác...
Từ 4 hộ ở Trần Xá đi đầu nuôi tôm ở Cồn Hà, những năm sau đó xã Hàm Ninh đã có nhiều hộ nuôi và cho thu nhập cao, đến vụ tôm năm 2010, Hàm Ninh có gần 40 hộ nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh trên diện tích 28 ha ở Cồn hà, vùng Hói Am, vùng hói Trúc Ly.

Lâu lắm rồi, đồng ruộng Trần xá luôn được dân "nông tri điền" trong vùng và cả trên huyện Lệ Thủy biết đến bởi lúa luôn được mùa, năng suất cao hơn nhiều nơi khác. Nhưng khổ nổi, là cho đến nay đồng ruộng "bán tử địa" này mỗi năm chỉ gieo cấy được một vụ lúa đông xuân. Còn vụ hè thu đồng khô cỏ cháy, cả một cánh đồng đất nứt ra toang hoác, không gieo trồng được một thứ cây gì để cho thu hoạch bởi "nước ơi!". Vậy mà, ai ngờ, sau những năm tháng "mưu sinh" ở vùng đất Khánh Hòa, vụ hè thu năm 2005 anh Nguyễn Đức Sinh mang về gieo xuống 6 sào dưa hấu giống An Tiêm1 trên đồng đất cháy khô này. Anh cù rũ người chú ruột Nguyễn Đức Bình cùng hai anh trai là Nguyễn Đức Hiếu và Nguyễn Đức Vỹ, gieo mỗi sào 400 khóm dưa trên 5 luống, vụ thử nghiệm đó anh Sinh cùng chú và hai anh trai thu được mỗi sào 2,5 triệu đồng, tính ra, mỗi ha thu nhập 50 triệu đồng. Khâu đột phá của anh Nguyễn Đức Sinh đã trở thành mô hình chuyển đổi cây trồng kỳ diệu trên đồng đất lúa một vụ ở làng Trần Xá.
Ngồi với tôi, ông Hà Xuân Tập- Phó chủ tịch UBND xã Hàm Ninh cho hay: Từ mô hình trồng dưa hấu trên đất lúa một vụ của anh Nguyễn Đức Sinh, địa phương chúng tôi đã triền khai nhân rộng ra nhiều thôn khác trong xã. Người dân chúng tôi được tập huấn chuyển giao kỹ thuật làm đất, lên luống, phủ ni lon, chọn giống, gieo trồng, chăm sóc...Vụ hè thu năm 2009, chúng tôi có đến 95 hộ trồng dưa hấu trên diện tích 26 ha. Không những vụ hè thu, nhiều người dân đã mạnh dạn trồng dưa hấu ngay cả vụ xuân hè. Vụ xuân hè năm 2010, xã Hàm Ninh có đến 43 hộ trồng trên diện tích gần 19 ha. Từ Hàm Ninh, hai xã Xuân Ninh và Hiền Ninh cũng chuyển đổi một số diện tích có năng suất lúa bấp bênh sang trồng dưa, cũng được mùa dưa lắm.
14 1
Tôi dò hỏi, nghe nói, người tiêu dùng trong huyện và cả ở Đồng Hới, Bố Trạch, Lệ Thủy thích dưa hấu Hàm Ninh lắm? Như đúng ý, ông Phó chủ tịch xã lý giải: Té ra, đồng đất thịt Hàm Ninh mà thích hợp với dưa hấu. Dưa Hàm Ninh thì khỏi phải bàn. Quả dưa to, dài, võ dưa mỏng, dưa đỏ, chắc dòn, ăn ngọt lịm. Ai mà không ưng ăn, đặc biệt những ngày nắng to. Có mấy người buôn ở các nơi xa, chưa hề biết Hàm Ninh mà cũng phải bằng mọi cách, người và xe cũng về đến đồng dưa Hàm Ninh để mua cho được.
Được biết, vụ dưa nào ở thôn Trần xá cũng có nhiều hộ trồng hơn, diện tích trồng nhiều hơn? Tôi tiếp lời. Ông phó chủ tịch xã cho biết, Hàm Ninh có 5 thôn thì đã có 4 thôn Trần xá, Quyết Tiến, Trường Niên, Hàm Hòa trồng dưa, trong đó, vụ nào số hộ trồng và diện tích trồng ở Trần Xá cũng nhiều nhất, chiếm hơn một nửa. Vụ dưa năm 2009, trung bình mỗi ha dưa hấu cho thu nhập 75 triệu đồng, trừ các khoản chi phí, mỗi ha lãi ròng 50 triệu đồng, chưa kể tiền bán dưa non và dưa tái sinh. Vụ dưa đó, ở Trần xá có hộ ông Võ Đồng và hộ ông Nguyễn Văn Hòa có tổng thu nhập mỗi hộ trên 140 triệu đồng, trừ chi phí, lãi trên 90 triệu đồng. Ông phó chủ tịch xã nói tiếp, mấy lâu nay, đến vụ hè thu các nơi khác gieo cấy lúa còn dân Hàm Ninh thì cứ ngửa mặt lên trời, trời vẫn trong xanh, nắng vẫn chói chang, đồng vẫn khô cháy. Từ năm 2005 đến nay đã đổi khác rồi; trời vẫn thế, đất vẫn thế, nhưng đất như có nhịp điệu, chuyển mình không yên nghỉ. Người trồng dưa ngày đêm đau đáu nhìn ra ruộng dưa mà sung sướng chờ mong ngày vỗ bộp hái quả. Nói về vụ hè thu, hiện nay chúng tôi chỉ biết thu vào có lãi chứ không so với trồng lúa vì đất bỏ hoang, có gieo cấy lúa đâu mà để so sánh.
22
Ngoài hai mô hình nuôi trồng thủy sản và trồng dưa hấu trên đất lúa một vụ mà người dân Trần Xá mạnh dạn đột phá, mang lại hiệu quả kinh tế cao, được nhân rộng ra trong xã và các nơi khác trong huyện, những năm qua làng bên ngã ba sông này cũng đã đồng lòng chung sức bê tông hóa đường làng, ngõ xóm. Với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm", dẫu tỷ lệ đầu tư của huyện Quảng Ninh mỗi thời điểm mỗi khác nhưng Trần Xá luôn phát huy ý thức làm chủ và sức mạnh của người dân, vẫn lần lượt bê tông từ đường Quan cho đến 19 đường xóm. Khởi đầu từ năm 2004, đến năm 2010 tất cả đường làng, ngõ xóm ở đây đều được cứng hóa bằng bê tông.
Một điểm mạnh nữa của làng bên ngã ba sông là cái tâm của con em ở xa quê quá trong sáng, luôn đau đáu hướng về cội nguồn, nơi "chôn nhau cắt rốn", nơi có "bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn", nơi có cha nắng cháy sạm da, gồng lưng lo cho con lưng cơm bát cháo, nơi tuổi thơ hái củi, chăn trâu, nơi có cây đa bến nước... Mỗi người mưu sinh mỗi nơi, nhiều người đã "nên cháo nên cơm", tất cả trong tâm thức họ đều chung tay "kẻ ít người nhiều" nâng cấp khuôn viên nhà văn hóa thôn, tôn tạo Giếng Thùng, xây bến sông của làng nơi ngày nhỏ có hai cây đa mấy trăm tuổi, có bến đò ngang...Và, mới đây, ngày 1/9/2009, làng khánh thành công trình cổng làng với tổng vốn 240 triệu đồng thì con em xa quê đã đầu tư hết 200 triệu rồi.
Dẫu biết quy luật xây dựng là để phát triển, nhưng 20 năm qua, kể từ ngày huyện Quảng Ninh về nơi "Đò xưa bến cũ", làng Trần Xá nằm bên ngã ba sông Kiến Giang- Đại Giang- Nhật Lệ từng bước đổi thay, phát triển hơn nhiều. Cái thời ai nấy trong mỗi gia đình hàng ngày lặn lội chỉ lo cho cái ăn mà đã vắt kiệt cả mồ hôi, thân xác nhưng vẫn túng quẩn "nghèo rớt móng tơi" qua rồi. Cái thời mà cuộc sống truân chuyên kiếp người lận đận, vẹo xiêu đã trôi rồi. Ngày nay, làng xóm không còn tiếng thở than đâu đó trút ra từ bên trong những căn nhà hun hút gió lùa nữa rồi. Làng bên ngã ba sông thật sự đổi đời, mức sống của người dân vượt xa so với thời kỳ mới đầu thực hiện đổi mới. Nhà hai tầng lần lượt mọc lên, xe máy nhà nào cũng có, có nhà có đến hai chiếc, 3 chiếc... Đường trong thôn rộng mở, đêm đêm điện đường sáng trưng, nhịp sống sôi động. Sau mỗi năm, làng xóm tươi mới hơn, trẻ trung hơn. Cứ 5 năm một lần, dòng họ nào cũng tổ chức lễ Chầu Lề để con cháu nội, ngoại, gần xa có dịp về nơi nguồn cội chầu hầu, tri ân các bậc liệt tổ liệt tông và tình cảm dòng tộc càng thêm đậm đà hơn. Mỗi lần như thế, cũng là dịp họ tộc góp xây thêm quỹ dòng họ, quỹ khuyến học, khuyến tài; giúp nhau xây dựng gia đình văn hóa, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư...
Trên đời này, ai sinh ra và lớn lên đều biết "Quê hương biết mấy thân yêu" để thương, để nhớ, để dựng xây. Bao lớp người chân chất, mộc mạc ở làng bên ngã ba sông Trần Xá cũng vậy, luôn tri ân các bậc liệt tổ liệt tông khai khẩn ra làng để có hôm nay con cháu lớn khôn cùng "chia bùi xẽ ngọt" , "chung tay phổ nên bộp" để làng xóm khang trang, đủ đầy.
Sau mỗi ngày với công việc, ra bến sông của làng, được ngã lưng thanh thản, ngắm cảnh non xanh nước biếc, chúng ta mới cảm nhận thêm sự giao cảm của nước non. Bao cảm xúc ùa về, lòng ta mới thấu đáo hơn "Quê hương là chùm khế ngọt"

                                  T.T

Nguồn tin: Bên ngã ba sông Trần Xá, tháng 5 năm 2010



THĂM QUÊ

Cuối năm 2022, tôi về thăm quê cùng phụ giúp "Đêm Nhạc Quê Hương" và năm 2023 này nhân có sự kiện của gia đình, tôi lại về thăm quê cùng dịp nhưng vì bận công chuyện thời gian ở quê không được nhiều.

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 41 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 - 20/11/2023). Nhân kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2023), BBT xin gửi đến quý vị và các bạn những bài viết thấm đượm tình cảm thầy trò thân thương về chủ đề này. Sau đâ

Nhân kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2023), BBT xin gửi đến quý vị và các bạn những bài viết thấm đượm tình cảm thầy trò thân thương về chủ đề này.
Sau đây là một bài viết trong số đó được viết từ từ năm 2015 của tác giả Nguyễn Thanh Tùng.
Trân trọng!

CHỊ MAI, NGƯỜI CHIẾN SỸ GIAO LIÊN

Người ta thường nói: "Phía sau sự thành công của một người đàn ông luôn có bóng dáng người phụ nữ". Điều đó không chỉ đúng trong cuộc sống bình thường mà còn rất đúng trong quá trình hoạt động cách mạng của nhà tình báo Nguyễn Mậu Đàn. Người phụ nữ đó vừa là người vợ, người bạn và là người đồng chí cùng chung chiến hào trong đường dây hoạt động bí mật của Đoàn 1752 Cục C2 tình báo Quân đội nhân dân Việt Nam Trung úy Nguyễn Thị Linh - bí danh "Chị Mai".
Nhân kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Lãnh đạo làng Trần Xá và BBT kính chúc bà Nguyễn Thị Linh, người con dâu của làng Trần Xá, một nhân chứng sống của lịch sử (hiện bà đã 95 tuổi) luôn sức khỏe, sống lâu và hạnh phúc bên con cháu.
Sau đây xin gửi đến quý vị và các bạn bài viết của anh Nguyễn Mậu Trường con trai của hai vợ chồng nhà Tình báo Nguyễn Mậu Đàn - Nguyễn Thị Linh về người mẹ kính yêu của mình - Nguyễn Thị LInh.
Trân trọng!
BAN BIÊN TẬP

CHÂN DUNG NHÀ HOẠT ĐỘNG TÌNH BÁO THIẾU TÁ NGUYỄN MẬU ĐÀN

TrầnXá QuảngBình
26 Tháng 4 lúc 08:30 ·
Đã chia sẻ với Công khai
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 48 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975 - 30/4/2023).
Nhân kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, website langtranxa.vn xin gửi đến quý vị và các bạn chân dung nhà hoạt động tình báo qua bài viết "Quá trình hoạt động cách mạng của anh Nguyễn Mậu Đàn" của tác giả là em gái ông, bà Nguyễn Thị Lệ Vinh. Dựa trên tư liệu lưu giữ từ Bộ TTM QĐND Việt Nam, lời kể của người trong cuộc và nhân chứng, bài viết đã cho ta một cái nhìn tổng thể về quá trình hoạt động bí mật, bền bĩ, kiên cường, một lòng một dạ tuyệt đối trung thành với đảng với cách mạng mặc dù bản thân phải chịu đựng tù đày gian khổ hy sinh và gia đình phải chịu nhiều thiệt thòi, tai tiếng của Nhà tình báo Nguyễn Mậu Đàn.
Trân trọng!
BAN BIÊN TẬP