VỀ QUÊ NGOẠI (HỌ VÕ LÀNG TRẦN )

Biết cháu xa tìm về thăm quê ngoại, các cậu mự, dì, dượng tôi tìm đến thăm và rất quý. Bữa cơm chung tập thể vô tình gom lại nối dài thêm, chuyện xưa nay kể nhau nghe càng cho tôi thêm xúc động vô cùng. Xin góp chút tình cảm đến với bà con họ Võ Xuân cùng quê ngoại Trần Xá qua trang website langtranxa.vn

MỤC LỤC GIA PHẢ HỌ NGUYỄN VĂN TRÙNG ĐÍNH

Từng nghe : Cây có nghìn cành muôn lá, cành lá đó không phải tự nó mà sinh ra, nước có trăm suối nghìn khe, suối khe đó không tự nó mà có. Bởi thế cây phải có cội, nước phải có nguồn. Nhờ có cội cây mới đâm chồi nẩy lá, nhờ có nguồn nước mới đổ suối tuôn khe. Ôi ! Vật còn như vậy huống nữa là người .

Khí thiêng sông núi chung đúc nên người, người lại sinh sôi nảy nở con quế, cháu lan nối dõi đời này đến đời khác đó không phải nhờ ông bà tích đức luỹ nhân mới có đó sao ? Lời xưa có nói : "Cội rễ có sâu cành lá mới tốt, nguồn nước có lớn khe suối mới dài .Nếu thấy anh em con cháu sum vầy thịnh vượng mà không biết sự thịnh vượng đó có bởi từ đâu khác nào nhìn cành mà không thấy cội, thấy suối mà không biết nguồn".

Họ Nguyễn Văn ta nhờ trời che đất chở, ơn phúc ấm ông bà cưu mang đùm bọc trên thuận dưới hoà.Trải mười mấy đời đến nay đã thành một họ lớn có nhiều chi phái thật đáng mừng thay .

Để con cháu đời đời về sau biết được nguồn gốc và công ơn sinh dục ông bà đời trước nên kính cẩn trùng đính lại bản nầy gọi là mục lục gia phả vậy
                                                         
                                                    GIA PHẢ HỌ NGUYỄN VĂN TRÙNG ĐÍNH.DOC

                                                                 Cháu tự tôn đời thứ chín
                                                                      Nguyễn Văn Bằng
                                                                               Phụng sao

GIỚI THIỆU TƯ LIỆU, BÀI VIẾT VỀ DÒNG HỌ NGUYỄN VĂN

MỤC LỤC GIA PHẢ HỌ NGUYỄN VĂN TRÙNG ĐÍNH
     Từng nghe: Cây có nghìn cành muôn lá, cành lá đó không phải tự nó mà sinh ra, nước có trăm suối nghìn khe, suối khe đó không tự nó mà có. Bởi thế cây phải có cội, nước phải có nguồn. Nhờ có cội cây mới đâm chồi nẩy lá, nhờ có nguồn nước mới đổ suối tuôn khe. Ôi! Vật còn như vậy huống nữa là người. 
     Khí thiêng sông núi chung đúc nên người, người lại sinh sôi nảy nở con quế, cháu lan nối dõi đời này đến đời khác đó không phải nhờ ông bà tích đức luỹ nhân mới có đó sao?
     Lời xưa có nói: "Cội rễ có sâu cành lá mới tốt, nguồn nước có lớn khe suối mới dài”. Nếu thấy anh em con cháu sum vầy thịnh vượng mà không biết sự thịnh vượng đó có bởi từ đâu khác nào nhìn cành mà không thấy cội, thấy suối mà không biết nguồn.
     Họ Nguyễn Văn ta nhờ trời che đất chở, ơn phúc ấm ông bà cưu mang đùm bọc
trên thuận dưới hoà.Trải mười mấy đời đến nay đã thành một họ lớn có nhiều chi phái thật đáng mừng thay .
     Để con cháu đời đời về sau biết được nguồn gốc và công ơn sinh dục ông bà đời trước nên kính cẩn trùng đính lại bản nầy gọi là mục lục gia phả vậy 
                                                   CHÁU TỰ TÔN ĐỜI THỨ 9
                                                          Nguyễn Văn Bằng
                                                                Phụng sao 

LỜI TỰA GIA PHẢ DÒNG HỌ NGUYỄN VĂN
     Họ Nguyễn Văn là một họ lớn, có nhiều chi phái ở làng Trần Xá, xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Kể từ ngày cụ Thuỷ Tổ đến khai thiên lập nghiệp ở đất này đến nay đã phát triển đến hơn 13 đời con cháu.
Thực hiện quyết nghị của Họ, việc trùng đính gia phả của họ Nguyễn Văn đã được tiến hành dựa trên cơ sở mục lục Gia phả mười đời đã có do Cụ Nguyễn Văn Bằng cháu tự tôn đời thứ chín phụng sao và tiếp tục bổ sung thêm các đời thứ mười một, mười hai, mười ba kế tiếp về sau .
     Thiết nghĩ việc tu chỉnh Gia phả của Họ tộc là việc lớn, cần thiết nên làm thường xuyên nhằm cho mọi người và con cháu trong Họ hiểu biết về dòng tộc, cội nguồn mà phấn chí vì sự nghiệp làm rạng rỡ quê hương, hiển hách gia tộc xứng đáng với dòng dõi đã sinh ra mình. Và như vậy các thế hệ con cháu lầnlượt biên chép, trùng đính để Gia phả lưu truyền mãi mãi.
     Hy vọng ngày càng có nhiều con cháu hiền tài làm rạng rỡ hưng thịnh dòng họ Nguyễn Văn, thỏa được chí nguyện của cha ông mong muốn để Gia phả lưu tiếng thơm muôn đời truyền mãi qua các thế hệ mai sau.
                                                                    Tháng 8 năm 1999
                                                                   NHÓM BIÊN SOẠN
                                                          Nguyễn Văn Chiểu - Đời thứ 11
                                                          Nguyễn Văn Tùng - Đời thứ 12
       
                                                        LỜI TỰA GIA PHẢ DÒNG HỌ NGUYỄN VĂN (TIẾP THEO)
     Thực hiện lời di huấn của vị trưởng tộc dòng họ Nguyễn Văn, Nguyễn Văn Bằng – Cháu tự tôn đời thứ 9 trong mục lục Gia phả để lại tính đến nay đã trải qua hơn 68 năm.
- Đến tháng 8 năm 1999 nhóm biên soạn gồm hai vị:
       1. Nguyễn Văn Chiểu – Đời thứ 11
       2. Nguyễn Văn Tùng – Đời thứ 12
Đã bổ sung thêm lời tựa và một số thông tin trong gia phả.
- Năm nay, 2015 dưới sự chủ trì của Trưởng họ: Họ Nguyễn Văn chúng ta mở đợt tổng điều tra dân số (thống kê con cháu nội, ngoại, trình độ học vấn – từ Cao đẳng trở lên, các chức vụ đảm nhận, chỗ ở, v.v.). Đặc biệt thống kê kỹ con cháu hiện nay còn sống của các đời từ đời thứ 10 đến đời thứ 14 để bổ sung vào gia phả nhằm góp phần vào sự nghiệp vun đắp, bổ sung đầy đủ, chính xác cho tập hồ sơ Gia phả của dòng họ.
Sau gần 3 tháng điều tra và tập hợp số lượng, nay cơ bản đã hoàn thành.
Họ chính thức mời hai vị:
      1. Nguyễn Văn Chiểu – Đời thứ 11
      2. Nguyễn Văn Thi – Đời thứ 12
Kiểm tra lại lần cuối và in ấn lại tập Gia phả của Họ tộc và đã hoàn thành trước rằm tháng 6 năm Ất Mùi (2015).
     Từ nay về sau Họ yêu cầu tất cả 8 nhánh, qua hàng năm có sự theo dõi con cháu của nhánh mình, nếu có thay đổi về số lượng, các thông tin khác, .v.v. cần có hồ sơ cụ thể để đến nhiệm kỳ 5 năm một lần Họ tổ chức Lễ hội Chầu lề thì có được báo cáo cụ thể. Có như vậy Họ Nguyễn Văn chúng ta mới nắm chắc số lượng cụ thể, không làm giảm lòng tin của Ngài Thủy tổ và các liệt vị của các bậc tiền bối.
                                                    Trần Xá, ngày 15 tháng 6 năm Ất Mùi
                                                        Nguyễn Văn Chiểu – Đời thứ 11
                                                          Nguyễn Văn Thi – Đời thứ 12
            

BÁO CÁO LỊCH SỬ DÒNG HỌ NGUYỄN VĂN
TẠI LỄ CHẦU LỀ NĂM 2005
     - Kính cẩn nghiêng mình kính bái vong hồn liệt vị Tiên linh, Gia tiên, Gia tộc
     - Kính thưa bà con nội ngoại, họ hàng gần xa!
     Hôm nay, tại từ đường dòng họ Nguyễn Văn, bà con nội ngoại, thân tộc xa gần có mặt đông đủ, tề tựu để tổ chức lễ chầu lề theo định kỳ 5 năm một lần. Trước tiên để chầu hầu liệt vị Tiên linh, Gia tiên, Gia tộc. Thứ đến ôn lại tryền thống tốt đẹp của dòng họ Nguyễn Văn ta, giúp thế hệ hậu sinh, hậu duệ nhớ đến công lao to lớn của các vị tiên linh, tiền bối đã từng mở lối xây nền, tạo dựng cho con cháu hôm nay có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, để con cháu kế thừa và phát huy bản chất truyền thống tốt đẹp mà tổ tiên ta đã dày công vun đắp.
Đây cũng là dịp để cháu con đoàn tụ một nhà, nội ngoại gần xa giao lưu tình cảm, thắt nhằm thắt chặt thêm mối thâm tình bao đời truyền lại, giúp chúng ta nhớ mãi bà con ta đây là “Cây cùng một cội, nước chảy một nguồn”.
     Kính thưa bà con nội ngoại gần xa! trong cuộc đoàn viên hội ngộ hôm nay, chúng ta ngậm ngùi nhớ về quá khứ. Đó là thuở hàn vi mà cụ thuỷ tổ Nguyễn Văn Dầm - người khai sinh ra dòng họ Nguyễn Văn ta đặt chân lên miền đất lạ cùng bao dòng họ khác như họ Đỗ, họ Võ, họ Nguyễn Mậu, họ Trần, họ Nguyễn Đức ... chung sức, chung lòng gây dựng cơ nghiệp trên đất Nhà Tràn.
     Khoảng những năm cuối của thế kỷ XVI, dưới thời nhà Hậu Lê, trước yêu cầu của lịch sử đề ra là: Phải chấn hưng đất nước, mở rộng cõi bờ, giữ yên xã tắc, xây dựng cuộc sống yên vui cho dân lành, thực hiện “dân cường nước thịnh” để làm phên dậu giữ gìn bờ cõi, chống lại thù trong giặc ngoài. Ông cha tầng tầng, lớp lớp từ đất Bắc Hà thực hiện những cuộc viễn di tìm miền đất mới dựng làng lập ấp mở mang bờ cõi. Trong dòng người ly quê tìm miền đất lạ, xây dựng buôn ấp, làng xã có cụ tổ - Đại Tiên linh liệt vị dòng họ Nguyễn Văn ta.
     Từ thuở sơ khai, trên miền đất mới, tổ tiên dòng họ ta cùng các dòng họ khác bằng sức lao động cần cù “một nắng hai sương” vượt qua bao gian lao vất vả của thời tiết khắc nghiệt, nắng gió tiền tiêu, phá đất khai hoang, dựng lều, dựng trại bắt tay xây dựng cuộc sống mới, hình thành nên một làng quê trù phú bên hữu ngạn sông Nhật Lệ, nơi hợp thủy của hai dòng sông Kiến Giang và Long Đại. Đó là làng Nhà Tràn (tức làng quê Trần Xá ngày nay).
     Dân Nhà Tràn cần cù, chịu thương chịu khó, đoàn kết thân ái, đoàn kết đùm bọc lẫn nhau, cùng chung lưng đấu cật xây nên cuộc sống ấm no hạnh phúc được nhiều nơi biết dến như một làng quê giàu có, hiếu khách trên vùng hai huyện (Quảng Ninh và Lệ Thủy). Đó cũng là một làng quê điển hình về truyền thống văn hóa, truyền thống cộng đồng được hình thành trong lao động dựng xây và trong cuộc đấu tranh chống thiên tai địch hoạ giữ gìn làng xã bình yên.
     Họ ta hàng năm có ngày giổ tổ, cứ 5 năm có lễ hội chầu lề. Các phái, các chi cũng tuỳ điều kiện giữ lệ 1, 2, 3 năm dẫy mả một lần, là dịp để bà con nội ngoại gặp gỡ sum vầy, hàn huyên tâm sự, tìm biết bà con, là dịp để “cành tìm về cội, nước chảy về nguồn”. Đó cũng là truyền thống đạo hiếu của dòng họ ta và cũng là truyền thống của nhiều dòng họ khác trong làng, tạo nên bản sắc văn hoá đặc trưng của làng quê Trần Xá.
     Chúng ta có quyền tự hào rằng, trước bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, vận nước lúc thịnh lúc suy, dòng đời nhiều phen thay đổi, nhưng dòng họ Nguyễn Văn ta cũng như bao dòng họ khác trên đất Nhà Tràn, vẫn tràn đầy sức sống, như cành xuân nở lá đón xuân tràn.
     Dòng họ Nguyễn Văn ta từ thời cụ thuỷ tổ đến gây cơ nghiệp trên đất Trần Xá đến nay đã trải 13 đời, già trẻ, gái trai, nội ngoại trên 1.600 nhân khẩu có lẻ xấp xỉ tổng số dân của một làng cỡ lớn.
Cụ Thuỷ tổ Nguyễn Văn Dầm là đời thứ nhất sinh ra đời thứ hai là cụ Nguyễn Văn Hoa
Cụ Hoa sinh ra đời thứ ba là cụ Nguyễn văn Phổ.
Cụ Phổ sinh ra đời thứ 4 được ba trai một gái
Các cụ ông: Nguyễn Văn Tân
Nguyễn văn Lực
Nguyễn Văn Việt
sinh ra đời thứ 5 có cả thảy 6 trai và 7 gái.
Đời thưc 5 cụ ông : Nguyễn Văn Thiệt và cụ bà Nguyễn Thị Trành sinh hạ được 3 trai và 4 gái.
Đời thứ 6 dòng họ Nguyễn văn ta chia làm hai phái
- Cụ cả tảo vong;
- Cụ Hai Nguyễn văn Phú và cụ bà Nguyễn Thị Hoè là người khai sinh ra Đệ nhất phái. Đệ nhất phái tồn tại thống nhất không phân chi phái cho đến hôm nay;
- Cụ ba Nguyễn văn Tể làm quan võ trấn ải miền Thanh Hoá. Cụ có 11 bà vợ (bà thứ 11 không có con) khai sinh ra Đệ nhị phái.
Đến đời thứ 7, Đệ nhị phái chia ra làm 6 chi phái.
* Khai sinh ra Chi phái 1 là Cụ : Nguyễn văn An và 3 cụ
Hoàng Thị Cơ
Nguyễn Thị Sum
Hoàng Thị Duyên
sinh hạ được 7 người con trai.
Đời thứ 8 Chi phái 1 chia làm ba nhánh :
- Nhánh 1 là nhánh cụ Nguyễn Quý Công và Quý Nương khai sinh mà hậu duệ là anh Uông, anh Hột;
- Nhánh 2 là nhánh do cụ ông Nguyễn Văn Long và cụ bà Trần Thị Hơn khai sinh mà hậu duệ là chú Dập, chú Đằng, anh Phòng, anh Rựa, 
- Nhánh 3 là nhánh do cụ ông Nguyễn Văn Y và 4 cụ bà là :
Nguyễn Thị Cánh
Hà Quý Nương
Võ Thị Giỏ
Nguyễn Thị Lưa
Khai sinh mà hậu duệ là chú Lường, chú Tịch, chú Riếu
* Khai sinh chi phái 2 của Đệ nhị phái là cụ ông Nguyễn Văn Đại cùng cụ bà Quý Nương mà hậu duệ là chú Của, chú Tiến, Chú Sơn, Chú Dực.
* Khai sinh ra chi phái thứ 3 là cụ ông Nguyễn Văn Khai và cụ bà Nguyễn Thị Xuân mà hậu duệ kế thừa là chú Lân, chú Duận, chú Giữ, chú Đệ...
* Khai sinh ra chi phái thứ 4 là cụ ông Nguyễn Văn Kinh và Quý Nương. Hậu duệ kế thừa là chú Tàng, o Rong ...
* Khai sinh ra chi phái thứ 5 là cụ ông Nguyễn Văn Bảng và cụ bà Nguyễn Thị Bong. Hậu duệ kế thừa là chú Hoà, chú Thí, anh Hoàn, anh Uy ...
* Chi phái thứ 6 là dòng có hậu duệ là o Mọng, các cháu ngoại là chú Minh, chú Quả, chú Khoa.
Có thể nói, cây đời dòng họ Nguyễn Văn nay đã thành đại thụ, con quế, cháu Lan nảy nở, sum vầy.
- Từ đời thứ nhất đến đời thứ 6 có 46 người trong đó có 15 con trai, 22 con gái và 19 con dâu.
- Từ đời thứ 7 đến đời thứ 10 có 303 người trong đó có 130 con trai, 76 con gái và 97 con dâu.
- Từ đời thứ 11 đến đời thứ 13 có 804 người trong đó có 341 con trai, 340 con gái và 123 con dâu.
     Như vậy dòng họ ta đang phát triển cân bằng, ổn định đi lên. Tính đến hôm nay, họ Nguyễn Văn ta con cháu nội ngoại có 1.640 người trong đó có 752 con trai, 649 con gái, 239 con dâu. Con, cháu ngoại có 487 người gồm có 266 con trai, 221 con gái.
     Họ ta tuy đông nhưng sống thuận hoà trong tình làng nghĩa xóm, “tối lửa, tắt đèn có nhau”, biết thương yêu đùm bọc, đoàn kết cộng đồng. Biết đấu tranh bảo vệ chân lý, bảo vệ làng quê thân yêu, không để kẻ ngoại lai ức hiếp dân lành.
    Ta nhớ lại thuở xưa, khi làng Nhà Tràn bị quan trọng thần Triều Nguyễn Hoàng Kế Viêm (người làng Văn La) cậy quyền ức hiếp cưỡng  đất Cồn Hà, Long Đại. Chính cụ ông Nguyễn Văn Long dòng họ Nguyễn Văn ta cùng các đinh tráng có tâm huyết trong làng đã vượt núi băng ngàn đi bộ vào tận Kinh thành Huế , đánh trống kêu oan đòi lại Cồn Hà, khiến Vua Tự Đức phải phê vào đơn kiện rằng “Mậu sơn, hạc hãi thiếu chi đất, cớ sao Hoàng Kế Viêm cứ khư khư Trần Xá dã hồ”. Từ đó Hoàng Kế Viêm mới từ bỏ ý đồ xâm lấn Cồn Hà và Long Đại. Làng trích 3 sào đất Cồn Hà thưởng các cụ để tỏ lòng ghi nhớ công lao tận tụy với xóm làng. Các cụ đã hiến lại cho làng làm từ điền hương hoả, trích hoa lợi góp vào quỹ tế lễ hàng năm của làng như lễ cầu yên rằm tháng 2, lễ cầu tài rằm tháng 8.
Vào đời thứ 6, họ ta có cụ Nguyễn Văn Tể từng làm quan võ trấn ải xứ Thanh Hoá. Cụ đã cho người đưa gỗ mít về là chùa Làng, đưa đá Thanh vào bắc cầu qua các ngõ xóm. Đá Thanh hiện còn một ít trong các ngõ của Làng. Khi Cụ tạ thế , Nhà Vua sức dân Thanh Hoá đưa vào Nghệ An, đưa qua Hà Tỉnh vào Quảng Bình để an táng tại quê nhà. Hiện mộ Cụ quàn tại Ngã hai Cơn nạng.
Vào đời thứ 9 có cụ ông Nguyễn Văn Quyện (ông nội anh Uông bây giờ) từng làm quan võ trấn ải vùng Ba Kênh (nay là chợ kênh thuộc Gio Linh, Quảng Trị)
     Trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến chống Thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ và các thế lực ngoại xâm khác, con cháu dòng họ Nguyễn Văn đều hăng hái tòng quân giết giặc cứu nước, quyết góp công lao gữ gìn độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Nhiều liệt sỹ, thương binh, bệnh binh đã hiến dâng tuổi trẻ và máu xương cho trường tồn dân tộc độc lập quốc gia.
Chúng ta tự hào có bà mẹ đã được tặng danh hiệu là Bà mẹ Việt Nam anh hùng (mẹ Quốc, có ba con là liệt sỹ hy sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc), 9 gia đình liệt sỹ, 5 thương binh, bệnh binh (có một thương binh hạng hai), 86 người được Nhà nước tặng thưởng huân huy chương chống Pháp, chống Mỹ các loại.
     Ngoài truyền thống tận trung với nước, hiếu thuận với dân trong tình làng nghĩa xóm bao đời nay, dòng họ ta còn có truyền thống hiếu học, nhất là dưới chế độ mới xã hội chủ nghĩa ngày nay. Phần đông con cháu nội ngoại phấn đấu phổ cập tiểu học, hoc hết cấp II, cấp III. Hiện có 58 con cháu tốt nghiệp Đại học, cao học, thạc sỹ 3 tiến sỹ trong đó có 01 thần học là con chú Xướng, hai cháu dâu là chị Liên - vợ chú Dực và chị Oanh - vợ chú Hoàn, nhiều cán bộ trung , cao cấp, doanh nhân đã và đang hoạt động trong các lực lượng vũ trang, trên cá lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật ... và thực sự góp công sức vào sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
     Kính thưa bà con nội ngoại, thân tộc gần xa!
     Hôm nay ngày lành tháng tốt, con cháu nội ngoại tề tựu đông đủ chầu hầu tiên tổ. Với tấm lòng thành đội ơn trời đất, giang sơn, gấm vóc, ghi lòng tạc dạ công lao các vị tiền bối, nguyện một lòng sát cánh bên nhau, đoàn kết thân ái, chung sức, chung lòng vun đắp cây đời thắm lá bền gốc, nguyện góp suối sông làm nên biển cả.
     Kính mong liệt tổ, liệt tông ban phát phúc ấm, đức lộc, hiền tài, che chở con cháu thịnh vượng, sum vầy, góp sức dựng xây nước nhà hưng thịnh. Đội ơn tiên tổ phù hộ độ trì.
     Kính thưa bà con nội ngoại!
     Về dự lễ hội chầu lề năm nay, con cháu nội ngoại có mặt gần 400 người. Sự có mặt tề tựu của cháu con, nội ngoại mang đến lễ hội không khí trang nghiêm, đầm ấm, thắm tình máu mủ ruột rà. Nhiều con cháu, dâu rể, nội ngoại không quản ngại đường xa xôi, núi cách sông ngăn, đã tìm về lễ hội với tấm lòng thành kính ngưỡng vọng tổ tiên, hướng về nguồn cội, gặp lại người thân sau bao xa cách, thật quý hoá lắm thay.
     Xin thay mặt bà con nội ngoại, chân thành cám ơn tấm lòng hiếu thảo của cháu con nội ngoại có mặt trong lễ hội hôm nay và những người đi xa chưa có dịp về cùng lễ hội đã trực tiếp hoặc gián tiếp gửi đến họ tộc những tình cảm chân thành, thắm thiết.
     Kính chúc lễ hội chầu lề thành công tốt đẹp;
     Chúc bà con thân tộc an khang, thinh vượng;
     Xin chân thành cảm ơn.
                                                                 NGƯỜI CHẤP BÚT VÀ TRÌNH BÀY
                                                                   Nguyễn Văn Lách - Đời thứ 11
 
THÔNG TIN VỀ LĂNG HỌ NGUYỄN VĂN, LÀNG TRẦN XÁ
 Họ Nguyễn Văn đã Trùng tu, sửa nâng cấp lăng mộ và đã hoàn thành với tổng giá trị công trình trên 160 triệu đống do con em của dòng họ đóng góp. Sáng ngày 10-7-2015 (tức  25-5 Ất Mùi Họ đã tổ chức lễ khánh thành.

5

6

7

8

DSC03322

DSC03338

DSC03336

DSC03342

DSC03351

CHÀO ĐÓN MỘT TIẾN SỸ MỚI CỦA LÀNG TRẦN XÁ

Ngày 31 tháng 10 năm 2017, tại Đại học Huế anh Nguyễn Đức Thành đã bảo vệ thành công Luận án tiến sỹ chuyên ngành Khoa học cây trồng với đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa và phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính tại tỉnh Thừa Thiên Huế" trước Hội đồng khoa học gồm 7 thành viên do do GS.TS Trần Văn Minh làm chủ tịch Hội đồng với kết quả đạt xuất sắc.

LỄ ĐÓN NHẬN KỶ NIỆM CHƯƠNG, GIẤY KHEN CỦA TRUNG ƯƠNG HKH VIỆT NAM, HKH TỈNH QUẢNG BÌNH TẶNG ÔNG NGUYỄN ĐỨC NGHĨA, ÔNG NGUYỄN ĐỨC HIẾU VÀ TỔ CHỨC PHÁT THƯỞNG CHO CON EM DÒNG HỌ NHÂN DỊP NĂM HỌC MỚI 2018- 2019.

Được biết, cùng thời điểm này, Chi hội khuyến học thôn Trần Xá, các Ban Khuyến học của các dòng họ Nguyễn Văn, họ Nguyễn Mậu, họ Trần Quang, các họ trong làng và Hội Khuyến học làng Trần Xá ở Châu Âu cũng đã có kế hoạch trao thưởng cho con em nhân dịp chuẩn bị đón năm học mới. Công tác khuyến học ở làng Trần Xá trong những năm qua đã trở thành một hoạt động mang đậm tính văn hóa được các ngành, các cấp ghi nhận và trở thành điển hình trên địa bàn tỉnh, được Trung ương Hội KH Việt Nam đánh giá cao.